Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.

Mục lục:

Danh xưng

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".[4] Trong báo chí Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là QĐND. Chữ "Nhân dân" cũng có mặt trong nhiều tên gọi các tổ chức của Việt Nam như Công an Nhân dân, Tòa án nhân dân (Việt Nam), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (Việt Nam)...
Một tên khác được nhân dân yêu mến đặt cho là "bộ đội cụ Hồ".

Quá trình phát triển

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý.

Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quântrận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính quy Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc BộTrung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam[2], được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội,... Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. [3] Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ. (Xem bài Chiến sĩ "Việt Nam mới").
Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam. [4]. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

Quân hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.
Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp, lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa và ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve thống nhất Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Người Mỹ thường phân biệt họ với Quân đội Nhân dân Việt Nam (mà Mỹ gọi là "Quân đội Bắc Việt Nam"). Cách gọi này xuất phát từ động cơ tuyên truyền, lợi dụng tên gọi vùng miền để biện hộ cho lý do tham chiến của Mỹ, cũng như gây chia rẽ nhân tâm người dân miền Nam. Thực chất, Quân Giải phóng miền Nam cũng là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, không có gì phân biệt về vùng miền, tổ chức, chỉ huy. Đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại miền Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào"[5], Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, buộc Mỹ phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris kí năm 1973. Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân của chế độ Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975.
Do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn hỏa lực mạnh, Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiêẹ thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là thiện chiến hàng đầu trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sỹ quan Hoa Kỳ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá Quân đội Nhân dân Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sỹ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử"[6].
Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện trợ của khối xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới, với gần 300 ngàn quân chủ lực và 700 ngàn du kích. [7].
Năm 1976, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm được phát triển lên đến 1,1 triệu quân thường trực. Theo C. Thayer, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1974 - 1989 lên đến chừng 14,5 tỷ đô la [8]. Sau những năm 1990, với việc Việt Nam hoàn tất rút quân khỏi Campuchia và bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam thực hiện việc cắt giảm quân đội. Theo CIA hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân

Các trận đánh lớn

Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số các cường quốc trên thế giới:

Các trận chiến quan trọng

Các tướng lĩnh tiêu biểu

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên
  3. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, tư lệnh quân giải phóng Miền Nam (1967-1973),Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Trưởng ban tổng kết chiến lược Quân ủy, Chỉ đạo ngành kỹ thuật quân sự, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật.
  4. Đại tướng Lê Trọng Tấn
  5. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
  6. Đại tướng Văn Tiến Dũng
  7. Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
  8. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm (từ 2006)
  9. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân
  10. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
  11. Thượng tướng Trần Văn Quang
  12. Thượng tướng Bùi Phùng
  13. Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  14. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên
  15. Thượng tướng Hoàng Cầm
  16. Thượng tướng Nguyễn Hữu An
  17. Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên
  18. Thượng tướng Nguyễn Chơn
  19. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ
  20. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh
  21. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
  22. Trung tướng Lê Quang Đạo
  23. Trung tướng Lê Hiến Mai
  24. Trung tướng Trần Độ
  25. Trung tướng Vương Thừa Vũ
  26. Trung tướng Hoàng Văn Thái
  27. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên
  28. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
  29. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên
  30. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân
  31. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
  32. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới
  33. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy
  34. Thiếu tướng Trần Văn Trân
  35. Thiếu tướng Hoàng Đan

Tổ chức

Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng.
Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn , hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.
Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương.
Quân cơ động
Các quân đoàn đã giải thể:
Quân đồn trú
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn quốc Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm:

Quân binh chủng

Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Các quân chủng khác là Biên PhòngCảnh sát biển.
Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.
Các binh chủng trong Hải quân: Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.
Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không...
Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Biên phòng, phiên chế thành Cục Cảnh sát biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.

Các binh chủng của Lục quân

Bộ binh Tăng-Thiết giáp Pháo binh Đặc công Công binh Quân y Thông tin-Liên lạc Vận tải
Vietnam People's Army Officer.jpg
Vietnam People's Army Tank and Armored.jpg
Vietnam People's Army Artillery.jpg
Vietnam People's Army đặc công.jpg
Vietnam People's Army công binh.jpg
Vietnam People's Army Medical Corps.jpg
Vietnam People's Army Information.jpg
Vietnam People's Army vận tải.jpg
Kỹ thuật Hóa học Hậu cần Quân pháp Quân nhạc Văn công Thể công Bộ binh cơ giới
Vietnam People's Army Technology.jpg
Vietnam People's Army Chemistry.jpg
Vietnam People's Army Ordnance.jpg
Vietnam People's Army Quân pháp.jpeg
Vietnam People's Army Quân nhạc.jpeg
Vietnam People's Army Văn công.jpeg
Vietnam People's Army Thể công.jpeg
Vietnam People's Army Bộ binh cơ giới.jpeg

Các binh chủng của Hải quân

Tàu chiến Hải quân Đánh bộ Không lực Hải quân Tên lửa Bờ biển Tàu ngầm
Anchor Navy.jpg
Navy Marine anchor.jpg
Air Force wings.jpg
Missile Force.jpg
Anchor Navy.jpg

Các binh chủng của Không quân-Phòng không

Tiêm kích Tên lửa Phòng không Phòng pháo Nhảy dù Radar
Vietnam People's Air Force pilot.jpg
Vietnam People's Air Force Missile.jpg
Vietnam People's Air Force Anti Aircraft gun.jpg
Vietnam People's Air Force Paratroops.jpg
Vietnam People's Air Force Radar.jpg

Lãnh đạo

Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.
Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.
Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Trung ươngViện Kiểm sát quân sự Trung ương là 2 cơ quan chức năng trực thuộc ngành Tư pháp và Kiểm sát hoạt động trong quân đội.
Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Quy định về chức vụ sĩ quan

Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:
  • Chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng;
  • Chức vụ Thứ trưởng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng;
  • Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Chủ nhiệm Tổng cục có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng(Phó Đô đốc);
  • Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng(Chuẩn Đô đốc);
  • Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá;
  • Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;
  • Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá;
  • Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;
  • Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.
Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy định lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992. Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quân nhân chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thiếu úy và cao nhất là Thượng tá.

Cấp bậc quân hàm

Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, các cấp bậc của Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định thành 5 cấp 15 bậc. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ.
Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao), riêng cấp Úy có thêm bậc Chuẩn úy (quân nhân chuyên nghiệp). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.
Quân hàm cấp tướng Lục quân Không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển
Vietnam Ground Forces symbol.jpg
Air Force wings.jpg
Anchor Navy.jpg
Vietnam Border Defense Force symbol.jpg
Anchor Marine Police.jpg
Đại tướng
Vietnam People's Army General.jpg




Thượng tướng/
Đô đốc
Vietnam People's Army Colonel General.jpg
Vietnam People's Air Force Colonel General.jpg
Vietnam People's Navy Admiral.jpg


Trung tướng/
Phó Đô đốc
Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Vietnam People's Air Force Lieutenant General.jpg
Vietnam People's Navy Vice Admiral.jpg
Vietnam Border Defense Force Colonel General.jpg
Vietnam Marine Police Lieutenant General.jpg
Thiếu tướng/
Chuẩn Đô đốc
Vietnam People's Army Major General.jpg
Vietnam People's Air Force Major General.jpg
Vietnam People's Navy Rear Admiral.jpg
Vietnam Border Defense Force Major General.jpg
Vietnam Marine Police Major General.jpg

  1. Cấp Tướng (4 bậc)
  2. Cấp Tá (4 bậc)
    • Đại tá 4 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại
    • Thượng tá 3 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại
    • Trung tá 2 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại
    • Thiếu tá 1 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại
  3. Cấp uý (5 bậc)
  4. Cấp sĩ (3 bậc)
  5. Cấp binh (2 bậc)
    • Binh nhất 2 vạch chữ V ngược bằng vải
    • Binh nhì 1 vạch chữ V ngược bằng vải

Cấp hàm Thượng tướng, Thượng táThượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981.
Cấp hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là cấp hiệu chính thức và cấp hiệu kết hợp. Cấp hiệu chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Cấp hiệu kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Hình dáng cấp hiệu còn cho biết quân nhân là sĩ quan chỉ huy hay quân nhân chuyên nghiệp.
Màu viền của cấp hiệu thể hiện các quân chủng:
  • Lục quân: màu đỏ tươi
  • Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
  • Hải quân: màu tím than.
Màu nền là màu vàng.
Riêng cấp hiệu Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.
Hệ thống cấp hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển có màu nền là màu tím than nhưng có viền màu vàng. Đối với chiến sĩ và hạ sĩ quan sử dụng vạch màu vàng.
Kể từ năm 2009, cấp hiệu Quân nhân Chuyên nghiệp sẽ sử dụng vạch kim loại thẳng tương tự như sĩ quan chỉ huy (thay cho vạch kim loại hình >). Tuy nhiên, sẽ có một vạch màu hồng nhạt giữa cầu vai cấp hiệu để phân biệt.

Phù hiệu

Theo quy định năm 2009 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam có 25 loại phù hiệu ngành, quân chủng, binh chủng sau đây[9]:
  • Binh chủng hợp thành - Bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Cơ giới: hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng.
  • Tăng - Thiết giáp: hình xe tăng nhìn ngang.
  • Pháo binh: hình hai nòng pháo thần công đặt chéo.
  • Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen.
  • Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng.
  • Thông tin: Hình sóng điện.
  • Biên phòng: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, dưới hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới quốc gia.
  • Phòng không - Không quân: hình sao trên đôi cánh chim.
  • Nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở.
  • Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây.
  • Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ.
  • Radar: hình cánh ra-đa trên bệ.
  • Hải quân: hình mỏ neo.
  • Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.
  • Cánh sát biển: hình tròn, xung quanh có hai bông lúa dập nổi màu vàng, ở giữa có hình mỏ neo màu xanh dương và chữ CSB màu đỏ.
  • Hậu cần - Tài chính: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa.
  • Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trong hình tròn.
  • Kỹ thuật: hình com-pa trên chiếc búa.
  • Lái xe: hình tay lái trên nhíp xe.
  • Quân pháp: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo.
  • Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo.
  • Thể dục thể thao: hình cung tên.
  • Văn hóa nghệ thuật: hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.

Trang phục

Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ra Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu lễ phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam cũng sử dụng quân phục mới kiểu K-08.[10]

Vũ khí, khí tài quân sự

Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí rất lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ Liên Xô, Trung QuốcHoa Kỳ (Do năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Sài Gòn trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Pháp, Israel, Triều Tiên[cần dẫn nguồn]... [5]

Phát triển và hiện đại hóa vũ khí trang bị

Trong suốt Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.
Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quânkhông quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.
Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến khá cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cũ (Nga, các nước Đông Âu) và Ấn Độ.

Trang bị của Quân chủng Lục quân

Xe tăng


xe tăng T54 của QĐNDVN diễu hành khi tiếp quản Sài Gòn năm 1975

Binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen tháng 3 năm 2000

Xe bộ binh

Súng cối - Pháo


Lễ duyệt binh kỷ niệm 34 năm giải phóng Trường Sa

Tên lửa

Vũ khí bộ binh

Trang bị của Quân chủng Phòng Không-Không Quân

Máy bay

Tên lửa

Trang bị của Quân chủng Hải quân

Xem thêm

Liên kết ngoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét