Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Đắc Nhân Tâm - Phần 2

Phần Hai

Một Bí Quyết Quan Trọng
Trong Phép Xử Thế

Muốn Dẫn dụ ai làm việc theo ý ta, chỉ có cách là làm cho người ấy phát Khởi cái ý muốn làm việc đó.

      Xin Các bạn nhớ kỹ điều ấy.

      Xin các bạn Nhớ rằng không có một cách thứ hai nào nữa.

      Đã đành, bạn có thể chĩa súng sáu vào bụng một người qua đường mà Bắt người đó phải cởi đồng hồ ra đưa cho bạn. Bạn cũng có thể bắt Một người làm công phải chăm chỉ làm việc cho tới khi bạn quay lưng Đi, bằng cách dọa tống cổ hắn ra cửa.

      Cầm chiếc roi mây, bạn có thể bắt con nít vâng lời được. Nhưng những Cách tàn bạo đó có những phản ứng tai hại lắm. Muốn cảm động ai và Dẫn dụ người đó hành động, chỉ có một cách là người ta muốn gì, cho Người ta cái đó.

      Mà chúng ta muốn Những gì? Ít lắm, nhưng khi chúng ta đã muốn thì chúng ta nằng nặc đòi Cho kỳ được. Những cái chúng ta muốn là:

      1. Sức khỏe và sanh mạng.
      2. Ăn.
      3. Ngủ.
      4. Tiền của.
      5. Để tiếng lại đời sau.
      6. Thỏa nhục Dục.
      7. Con cái chúng ta được mọi sự đầy Đủ.
      8. Được người khác coi ta là quan trọng.

      Freud, nhà bác học Đức trứ danh về bệnh thần kinh nói rằng hai thì dục Căm bản của nhân loại là tình dục và thị dục huyễn ngã.

      Triết gia John Dewey nói: thị hiếu mạnh nhất của nhân loại là thị dục Huyễn ngã. Xin các bạn nhớ kỹ bốn chữ: "Thị dục huyễn ngã". Nghĩa nó Vô cùng và bạn sẽ gặp nó trong cuốn sách này.

      Bảy thị dục khác đều dễ thỏa mãn, duy có thị dục đó ít khi được thỏa Lắm, tuy nó cũng khẩn cấp như ăn và ngủ.

      Abraham Lincoln nói: "Ai cũng muốn được người ta khen mình". Chúng ta đều Thèm khát những lời khen chân thành mà than ôi! ít khi người ta cho ta Cái đó.

      Nhưng kẻ nào đã học được Cái bí quyết làm thỏa mãn lòng đói khát lời khen đó, nó tuy kín đáo Mà dày vò người ta, đâm rễ trong lòng người ta, thì kẻ ấy "nắm được Mọi người trong tay mình" và được mọi người tôn trọng sùng bái, nghe Lời, "khi chết đi, kẻ đào huyệt chôn người đó cũng còn phải khóc nữa".

      Loài vật không có dục vọng ấy. Nghiêm quân của tôi khéo nuôi heo Và bò, kỳ đấu xảo canh nông nào ông cũng được giải thưởng. Ở nhà, ông ghim hết thảy bằng cấp đó lên trên một tấm lụa trắng, khách khứa Lại ông mở ra khoe. Heo thản nhiên đối với những giải thưởng ấy, còn ông thì khoái lắm, vì những giải thưởng đó cho ông ái cảm tưởng rằng ông rất quan trọng.

      Nếu các bậc tiền Nhân không có thị dục trở nên quan trọng đó, thì văn minh không có Và chúng ta cũng chỉ như loài vật thôi.

      Nhờ nhu cầu đó mà một thầy lý quèn, trong một tiệm tạp hóa, học lực Dở dang, mua những sách luật rách nát về mải miết học để rồi trở Nên một vĩ nhân: Lincoln. Các văn hào, thi hào viết được những cuốn Sách bất hủ, các ông "vua" dầu lửa, xe hơi... trở nên triệu phú đều Nhờ thị dục đó cả.

      Gia đình ít người Mà cất ngôi nhà cực rộng lớn, mua chiếc xe hơi kiểu mới nhất, sắm Bộ đồ cho hợp thời trang, khoe sự học hành tấn tới của mình: cũng đều Do thị dục đó hết. Cũng chỉ vì muốn thỏa lòng ao ước trở nên một danh Nhân, mà biết bao thanh niên Mỹ thành tướng cướp lợi hại, những tay Sát nhân không gớm máu, cho đến nỗi chúng bị bắt rồi thì đòi cho được Đọc ngay những tờ báo đê tiện trong đó người ta tả chúng như những Vị anh hùng. Được coi hình chúng trên mặt báo bên cạnh hình những danh Nhân thế giới, chúng quên cái ghế điện nó đợi chúng.

      Muốn biết tính tình, tư cách một người ra sao, ta chỉ cần xét người đó Dùng những phương tiện nào để thỏa mãn thị dục huyễn ngã.

Rockfeller thỏa mãn nó bằng cách cất ở Bắc Kinh một nhà thương tối Tân để săm sóc hàng triệu người nghèo, mà ông chưa từng và sẽ chẳng Bao giờ thấy mặt. Dillinger thỏa mãn nó bằng cách giết người, ăn cướp Các ngân hàng. Bị lính công an săn bắt, nó trốn vào một trại ruộng Mà tự xưng với người trong trại: "Dillinger là ta đây!". Nó tự đắc được Cái danh là "kẻ thù số một của quần chúng".

      Nhiều vĩ nhân trong thế giới cũng mắc cái tật tự khoe mình là quan trọng. George Washington bắt mỗi người phải xưng tụng ông là: "Huê Kỳ Tổng Thống Đại nhân". Kha Luân Bố đòi cho được cái danh là "Đề Đốc Đại Tây Dương và Phó Vương Ấn Độ". Catherin, Nữ hoàng nước Nga, không chịu Đọc những thư mà ngoài không đề: "Hoàng Đế ngự lãm". Bà Tổng Thống Lincoln, một hôm, dữ như cọp cái, quay lại mắng bà Grant giữa dinh Bạch Ốc: "Sao? Tôi chưa mời mà bà cả gan dám đối tọa với tôi sao?"

      Các nhà triệu phú của ta sở dĩ bỏ tiền ra cho Đề đốc Byrd thám hiểm Nam Cực vì Đề đốc hứa sẽ lấy tên họ đặt tên cho những ngọn núi quanh Năm tuyết phủ ở miền ấy. Thi hào Victor Hugo chỉ cầu sao cho người ta Lấy tên ông đặt tên cho kinh đô nước Pháp. Và thi hào Anh Shakespeare Tuy đã được cả nước Anh tôn sùng mà còn mua tước vị để thêm danh giá Cho gia đình. Có kẻ làm bộ đau, bắt người ta săn sóc mình, chiều chuộng Mình để được thấy mình là quan trọng. Như một cô nọ, hết hy vọng kiếm Chồng được, đương khỏe mạnh hóa ra tật nguyền, nằm hoài ở giường bắt Mẹ già săn sóc trong mười năm, lên thang xuống thang để hầu hạ cơm Nước. Bà mẹ kiệt sức, chết. Trong vài tuần lễ cô ả ủ rũ, một hôm Bỗng đứng phắt ngay dậy, trang điểm rồi đi lại như hồi trước.

      Đem giải phẫu bộ óc thì nửa số người điên cũng bình thường như óc chúng Ta. Một vị bác học trứ danh nhận thấy rằng phần nhiều những người đó Chỉ muốn tìm trong tưởng tượng, sự thỏa mãn của lòng tự phụ mà hóa Điên.

      Trong đời thực tế, họ tầm thường Bao nhiêu, tự thấy mình hèn hạ bao nhiêu, thì trong thế giới tưởng tượng Của họ, họ càng thấy oai quyền và danh vọng của họ lớn lao bấy nhiêu. Những kẻ đó sướng hơn chúng ta nhiều lắm. Họ đã kiếm được trong thế Giới thần tiên của họ cách thỏa mãn lòng khao khát danh vọng của họ. Họ đã ký một tấm chi phiếu một triệu đồng, hoặc viết một bức thư Tiến dẫn ta với hoàng đế Ba Tư rồi hãnh diện đưa cho ta.

      Đã có những người khát khao danh vọng mà hóa điên như vậy, thì sự biết Khen tài năng của những người ở chung quanh ta tất phải là một phép Mầu nhiệm vô cùng.

      Tôi mới biết có Một người mỗi năm lãnh lương một triệu đồng. Mà ông chủ người đó Lại có tiếng là keo cú nữa.

      Người Đó là Charls Schwab, người tin cẩn của ông vua thiếc Andrew Carnegie. Mà Charles Chwab có thiên tài không? Không. Biết rõ về dã kim thuật hơn Các viên kỹ sư khác không? Tuyệt nhiên không. Chính ông thú với tôi Rằng nhiều viên cộng sự với ông giỏi về kỹ thuật hơn ông nhiều lắm.

      Nhưng ông có một tài hiếm có: tài chỉ huy, dẫn đạo. Ông biết cho người Ta cái mà người ta khát khao nhất: lời khen và lời khuyến khích.

      Bí quyết của ông đây. Tôi xin chép đúng lời ông và mong rằng những Lời vàng ngọc đó được khắc lên bảng đồng, treo trong mỗi nhà, mỗi Trường học, mỗi cửa hàng, mỗi công sở. Học thuộc câu đó càng ích Lợi cả ngàn lần hơn thuộc những công thức hóa học hay là mực trung Bình mưa mỗi năm ở Guatemala.

      Schwab Nói:

      Cái vốn quý nhất của tôi là Năng lực khêu gợi được lòng hăng hái của mọi người. Chỉ có khuyến Khích và khen ngợi mới làm phát sinh và tăng gia những tài năng mới Nhất của người ta mà thôi.

      Những lời Chỉ trích của người trên là một cách tai hại nhất để diệt cao vọng Của kẻ làm công. Tôi không bao giờ rầy ai hết. Tôi tin rằng tốt hơn Nên khuyến khích người ta và cho người ta một lý tưởng để nói tới. Cho nên tôi luôn luôn saÜn sàng khen ngợi một cách thật thà. Tôi không Tiếc lời khen và rất dè dặt trong lời chê".

      Schwab nói vậy mà chúng ta hành động ra sao?Hoàn toàn trái ngược. Có Điều chi không vừa ý là chúng ta nổi cơn lôi đình lên, còn nếu vừa ý ta ư? Ta làm thinh.

      Mà ông chủ của ông là ông Andrew Carnegie sở dĩ thành công kỳ dị như vậy cũng nhờ tài Biết khen người đó. Ông ca tụng những người giúp việc ông trước mặt Họ. Ông ca tụng họ vắng mặt. Ông còn tìm được cách ca tụng họ sau Khi ông chết nữa. Ông nghĩ ra câu này và bắt người ta khắc lên mộ Chí của ông: "Đây là nơi nghỉ ngàn thu của một người biết cách thâu Dụng những người thông minh hơn mình".

      Nhà triệu phú Rockefeller cũng không có bí quyết chi khác. Khi một hội Viên của công ty ông đầu tư một cách tai hại ở Nam Mỹ làm cho công Ty lỗ một triệu đồng Mỹ kim, ông chẳng những không phiền hà mà còn Khen bạn tài tình vãn cứu được sáu mươi phần trăm số vốn bỏ ra, mà Chỉ còn lỗ có bốn mươi phần trăm thôi.

      Ziegfield, nhà dàn cảnh tài nhất của Nữu Ước, đã nổi danh chỉ vì khéo Khoe trương nét tuyệt mỹ của những cô đào phụ. Ông thường nói bất Kỳ một người con gái nào, dù xấu đến nỗi "chẳng ai ngó tới hai lần", ông cũng tạo thành một ngôi sao rực rỡ trên sân khấu, chỉ vì ông khéo Tô điểm cho họ có một sức quyến rũ vô cùng huyền bí. Ông khen họ Đẹp, rồi họ tự thấy họ đẹp, sửa soạn cho đẹp thêm. Ông lại có óc Thực tế nữa: ông tăng lương cho họ từ 30 mỹ kim lên một trăm bảy mươi Lăm mỹ kim, để họ có đủ tiền mà trang sức. Ông lại có những cử chỉ Phong nhã, lịch sự. Lần đầu tiên diễn vở nhạc kịch: "Ziegfield Follies", ông đánh dây thép chúc mừng khi được kết quả rực rỡ và lại tặng Mỗi cô đào phụ mặt bó hồng nữa.

      Hồi mà phong trào nhịn ăn cho bớt mập đang cuồng nhiệt, có lần tôi Cũng đua đòi và nhịn ăn trong sáu ngày sáu đêm. Không khó chịu chi hết. Tới ngày thứ sáu tôi thấy ít đói hơn ngày thứ nhì.

      Ấy vậy mà nếu ta để cho người nhà nhịn ăn trong sáu ngày thì ta đã Tự cho là có tội nặng, nhưng bắt họ nhịn những lời khen và khuyến khích Của ta sáu ngày, sáu tuần, có khi sáu mươi năm thì ta không ân hận Chút nào. Mà xét ra, sự khen ngợi và khuyến khích cũng khẩn thiếtt Như đói cần ăn vậy. Một kép hát có danh nói: "Không có gì cần thiết Cho tôi bằng những tràng vỗ tay để nuôi lòng tự ái của tôi". Chúng Ta nuôi cơ thể của con ta, của bạn bè khách khứa, của người làm công Cho ta, mà ít khi ta cho họ thức ăn cần thiết cho lòng tự trọng của Họ. Chúng ta đãi họ thịt cá để bồi bổ sức khỏe, mà quên không tặng Họ những lời ca tụng nó vang trong óc rất lâu như những điệu nhạc tuyệt Thú.

      Tôi biết các bạn đọc tới đây Sẽ nói: "Phải! Ai lạ gì cái thuyết mật ngọt chết ruồi! Nịnh hót cho Người ta lên mây xanh chớ gì! Nhưng ông ơi! Người thông minh họ không Cắn câu đâu!".

      Đã đành những lời Nịnh hót vụng về rỗng tuếch, vụ lợi, ở ngoài môi, chỉ lừa được những Người ngu thôi. Nó phải thất bại và thường thường nó thất bại. Nhưng Nói cho đúng, ta phải nhận rằng thế gian này có nhiều người ưa phỉnh Tới nỗi không phân biệt nỗi chân giả, câu nào họ cũng "khoái được" Hết, cũng như những kẻ đói quá rồi nhai cả cỏ, nuốt cả trùng...

      Chẳng hạn như hai anh em Mdivani, tự xưng là Hoàng thân tuy không có lấy Một giọt máu vua chúa trong huyết quản. Tại sao anh em y đã chiếm nổi Giải quán quân trong đám đa thê? Họ đã làm tan nát nhiều trái tim đàn Bà, cưới được những ngôi sao màn bạc "có danh nhất, và đẹp nhất, những ả danh ca cả thế giới ngưỡng mộ, và những thiếu phụ quý phái có bạc Triệu? Họ làm cách nào? Một nữ ký giả của tuần báo Mỹ bàn về họ Nói rằng: "Đối với đại chúng, cái đa duyên của hai anh em Mdivani là Một trong những điều khó hiểu nhất từ cổ chí kim". Nhưng một đào hát Danh tiếng hiểu thấu tâm lý phái mạnh, cho rằng sức quyến rủ mà không Một người đàn bà nào chống lại nổi của anh em nhà đó, chỉ ở chỗ nghệ Thuật phỉnh nịnh của họ tuyệt luân, nhất là ở trong thời đại vật chất Trơ trẽn mà nghệ thuật đó cơ hồ đã gần tuyệt.

      Cả đến Nữ hoàng Victoria nước Anh cũng ưa nịnh lắm. Và Thủ tướng Disraeli Thú rằng ông thường dùng khoa đó trong suốt thời kỳ ông cầm quyền. Có khi ông nịnh Nữ hoàng mà không cần giữ ý tứ gì hết, như ông thợ Hồ đắp từng bay hồ lên tường. Tuy ông nói vậy, nhưng ta đừng quên trong Sử Anh quốc. Disraeli là một chính trị gia khôn ngoan, mánh lới xuất chúng, Không ai bì kịp, đáng bực thầy trong nghệ thuật đó, bạn và tôi không Bắt chước được đâu.

      Cho nên đối với ông, chánh sách đó thành công, nhưng thói thường sự nịnh hót rốt cuộc Bao giờ cũng hại nhiều hơn lợi cho kẻ nịnh. Nó chỉ là một sự giả dối Và, cũng như in giấy bạc giả, thế nào cũng có phen bị bại lộ.

      Vậy thì lời khen tặng và lời nịnh hót khác nhau ở đâu?

      Chính ở chỗ một đàng thành thật tự đáy lòng phát ra và hoàn toàn Không vụ lợi, còn một đàng chỉ ở đầu lưỡi, giả dối để kiếm lợi. Lời khen tặng, ai cũng hài lòng. Lời phỉnh nịnh ai cũng khinh bỉ.

      Dưới một pho tượng đồng cổ hìng dung Obregon, người ta có khắc câu này Mà hồi sanh tiền đại tướng thường nói: "Ta chớ nên sợ kẻ thù công Kích ta, mà rất nên ghê sợ những người bạn nịnh ta".

      Không! Trăm lần không! Tôi không khuyên bạn nịnh hót. Trái hẳn lại! Tôi muốn chỉ bạn một lối xử thế mới kia!

      Xin bạn cho phép tôi nhắc lại "Tôi muốn chỉ bạn một lối xử thế mới".

      Anh hoàng George sai khắc trong ngự tiền văn phòng của Ngài sáu câu Châm ngôn, trong đó có câu này:

      "Các ông dạy cho tôi đừng nịnh hót mà càng đừng nghe những lời nịnh hót Đê tiện".

      Triết gia Emerson lại nói: "Ngôn ngữ không dấu nổi bản tính". Nghĩa là: dù miệng lưỡi khôn khéo Tới bực nào, bạn vẫn không giấu được bản tính của bạn.

      Nếu có một tài nịnh là đủ rồi, thì quá dễ, và chúng ta đều thành Những nhà ngoại giao đại tài cả.

      Đáng Lẻ chỉ nghĩ tới mình thôi, chúng ta nên rán để ý tới người khác, tìm Những tánh tốt của họ. Và lúc đó chúng ta sẽ có thể thành thật khen Họ mà không cần phải dùng những lời tán dương giả dối để đến nỗi Chưa kịp hở môi, chúng ta đã bị lột mặt nạ.

      Emerson lại còn nói: "Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, Đáng cho tôi học". Điều đó đúng với Emerson thì đối với bạn và tôi, Còn đúng cả ngàn lần nữa. Đừng nghĩ tới ta nữa, tới tài năng, nguyện Vọng của ta mà nghĩ tới đức tính của người.

      Và đả đảo cái thói nịnh đi. Lời khen thành thật và nhân từ phải tự Thâm tâm ta phát ra! Đừng tiếc những lời cảm ơn và khuyến khích! Và Những lời nói đó, ít lâu sau ta có thể quên đi, nhưng những người được Khen tặng sẽ hoan hỉ và luôn luôn nhắc nhở tới.

Dale Carnegie - Nguyễn Hiến Lê dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét