Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Hồi Ký Trần Quang Cơ (The Memoirs of Tran Quang Co) - Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN - Phần 17


17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN


1. Về tình hình quốc tế: do tác động của cách mạng KHKT, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn. Thách thức lớn nhất của nước ta là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, yếu tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia hiện nay chủ yếu là kinh tế.
a. Có tranh luận: nguy cơ diễn biến hoà bình hơn thách thức tụt hậu về kinh tế. Từ đó có ý kiến cho của quốc gia là sức mạnh an ninh quốc phòng là chủ yếu chứ không phải chủ yếu là sức mạnh kinh tế – xã hội trong mỗi nước.
b. Về mâu thuẫn thời đại: nhiều ý kiến cho rằng những biến đổi lớn trong cục diện thế giới đã làm thay thứ tự quan trọng cuả các mâu thuẫn lớn, mâu thuẫn chính chi phối quan hệ quốc tế ngày nay không còn là mâu thuẫn Đông - Tây mà là mẫu thuẫn Tây – Tây. Nhưng có ý kiến cho mâu thuẫn Tây – Tây vẫn là quan trọng.
c. Về tập hợp lực lượng: ý kiến chung chủ trương đa dạng hoá quan hệ. Nhưng còn tranh luận là tập hợp lực lượng theo ý thức hệ hay theo lợi ích dân tộc, hoặc nói đa dạng hoá nhưng nhấn ý thức hệ, cần tìm đồng minh chiến lược.

2. Về ý đồ và chính sách của các nước lớn và ASEAN:
Mỹ: Về câu hỏi “Cục diện thế giới mới tạo cho Mỹ thời cơ hay thách thức?” (Mỹ mạnh lên hay yếu đi)
Có ý kiến cho rằng Mỹ đang tranh thủ lợi thế để thiết lập trật tự một cục do Mỹ chi phối, ý kiến khác cho rằng đang hình thành “trật tự đa cực”, “đa trung tâm”, hay trật tự thế giới đang trong quá trình hình thành, đang có sự cân bằng giữa các nước lớn.
Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ là xoá sạch các nước XHCN còn lại hay là kiềm chế các trung tâm kinh tế tư bản khác?
Lý giải hiện tượng các nước khu vực mong muốn Mỹ tiếp tục có mặt sẽ giúp ổn định khu vực, còn Việt Nam cho Mỹ là mối đe doạ nguy hiểm nhất.
Trung Quốc:
Vì sao các nước khu vực đều lo ngại Trung Quốc còn Việt Nam đặt hy vọng vào Trung Quốc (đồng minh chiến lược)?
Mặt bành trướng bá quyền của Trung Quốc là chính hay mặt XHCN là chính? Thực chất của “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”?

Về quan hệ Mỹ - Trung Quốc (liên quan đến Việt Nam):
Dư luận chung: Mỹ lo kiềm chế Trung Quốc ở châu á - Thái Bình Dương và mong Việt Nam góp vào đó. Nhưng có ý kiến cho Mỹ và Trung Quốc thoả hiệp bất lợi cho Việt Nam. Vì Mỹ dặt ưu tiên quan hệ với Trung Quốc cao hơn nên Mỹ sẵn sàng khi Việt Nam cho ưu tiên đó.
Đánh gía về ASEAN:
Có ý kiến cho ASEAN là tổ chức có tiếng nói, có sức sống, biết lợi dụng mâu thuẫn các nước lớn và lợi ích quốc gia vì lợi ích nhóm nước khu vực mình. Việt Nam cần sớm gia nhập tổ chức này.

3. Về chiến lược đối ngoại của ta:
Vị thế của Việt Nam có gì khác trước?
Đe doạ chính đối với an ninh và phát triển của ta nay là gì? Nguy cơ tụt hậu về kinh tế hay nguy cơ diễn biến hoà bình là đe doạ chính?
Biện pháp đối phó với đe doạ và thực hiện mục tiêu của ta? (“đồng minh chiến lược”, “quan hệ đặc biệt”).
Tập trung phát triển kinh tế có phải là lối thoát duy nhất để củng cố ổn định, ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước và nâng cao vị thế và vai trò nước ta trên quốc tế, đối phó “diễn biến hoà bình” có hiệu quả nhất hay không? Ta đã đặt ưu tiên cao nhất cho phát triển kinh tế hay chưa?
Trong thực tế đối ngoại, thường có sự lúng túng ngập ngừng về ưu tiên trong các mối quan hệ sau:
+ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh chính trị (giữa nguy cơ tụt hậu về kinh tế và nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ bị diễn biến hoà bình).
+ Lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Tập hợp lực lượng và phân biệt bạn – thù theo quan điểm ý thức hệ hay theo lợi ích dân tộc.
+ Độc lập chủ quyền và hợp tác quốc tế. Hoà nhập cộng đồng thế giới. (2/1995)51
 51 Chương 17, bản 03 bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét