Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Việt Nam mua thêm Bastion-P và phát triển tên lửa hành trình

   
Nga đang đàm phán bán cho Việt Nam tiểu đoàn Bastion thứ ba và dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mới.

Nếu thông tin Việt Nam sẽ hợp tác với Nga phát triển tên lửa hành trình mới dựa trên Kh-35E là đúng thì đây quả thực là một sự đột phá trong ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói chung và lĩnh vực sản xuất vũ khí tên lửa nói riêng.

Tuy nhiên chưa rõ, sản phẩm mới này sẽ là loại tương tự
Kh-35E (tầm bắn 130 km)hay biến thể mới nhất của nó là Kh-35UE (tầm bắn 260 km).

Cần lưu ý là báo chí cũng đã đưa tin Việt Nam đã tiếp nhận
2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P (sử dụng tên lửa Yakhont), đang đàm phán về việc triển khai sản xuất Yakhont tại Việt Nam, đang đàm phán mua BrahMos của Ấn ĐộExtra của Israel.

Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược.

Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos.

Ngoài Nga, Yakhont/Onyx hiện chỉ có trong trang bị của Hải quân Indonesia (trang bị cho tàu nổi), Việt Nam và Syria (
hệ thống tên lửa bờ biển Bastion-P).

Trước đây, có tin Ấn Độ không hài lòng với việc Nga bán Yakhont cho Indonesia vì như vậy sẽ thu hẹp cơ hội của BrahMos trên thị trường thế giới.
Tên lửa chống hạm tối tân Kh-35UE có tầm bắn gấp đôi Kh-35E
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos
RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác phát triển một tên lửa hành trình mới. Theo đó, dự án sẽ thực hiện theo mô hình giống như liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace Ltd đã phát triển sản phẩm tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.

 "Trong năm nay, dự định sẽ xây dựng các cơ sở ở Việt Nam để sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên hệ thống tên lửa Uran của Nga theo kiểu như liên doạnh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos", ông Dmitriev nói. 
Kh-35UE
Theo ông Dmitriev, hiện Nga cũng đang đàm phán bán cho Việt Nam 1 tiểu đoàn tên lửa chống hạm Bastion.

"Điều đó liên quan đến việc mua sắm một tiểu đoàn nữa bằng tiền tín dụng mà Nga đã cấp cho Việt Nam", ông Dmitriev nói và cho biết, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên cung cấp 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion cho Việt Nam.

Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Điều đáng chú ý là Uran-E (Kh-35E) của Nga là tên lửa hành trình chống hạm dưới âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx).

Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, nhưng bù lại, tên lửa dưới âm thường có giá thành rẻ và trọng lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo.
Tên lửa EXTRA
Như vậy, với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới.
Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng tiết lộ, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tên lửa chống hạm Kh-35E (31 tên lửa) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 theo hợp đồng được ký kết trước đó.
Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.
Việc cùng hợp tác với Nga để phát triển một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9...
Hệ thống Bastion-P đã có mặt tại Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét