Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Trung Quốc: Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu!

 Hãy nghe dân Trung Quốc nói về Mỹ:
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
 (1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
 (2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
 (3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
 (4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
 (5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
 (6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
 (7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ – ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
 (8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
 (9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?…
 (10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng.
Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
 (11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
 (12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?…
 (13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
 (14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
 (15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
 (16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
 (17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
 1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
 2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
 3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
 Thật khốn nạn cho nước Mĩ!

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Cấm có Cấm!

Camdaibay Phàm cái gì càng cấm càng gây sự tò mò. Vì thế sự ngăn cấm đa phần đều tạo hiệu ứng ngược.
          Thời phim rạp ế ẩm, muốn câu khách toàn phải treo bảng “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”. Đến như cái chương trình ca nhạc “vũ điệu đường cong” vừa rồi cũng trương biển to tổ bố “không dành cho các bạn trẻ dưới 18 tuổi và phụ nữ đoan trang".
          Phim nhạc cấm dạng này vé không còn để bán.
          Sách xuất bản cũng vậy. Cuốn nào in ra bị cấm, có lệnh thu hồi là bán nhoắng cái hết, đắt như tôm tươi. Nhớ hồi tiểu thuyết “Thời của thánh thần” của Hoàng Minh Tường in ra bán vèo phát không còn một cuốn. Bởi thiên hạ nháo nhào vì tin đồn sách bị thu hồi. Thực ra, mới là ý kiến của vài cụ và lệnh cấm có chăng mới chỉ là lệnh miệng chứ đã có văn bản ký tá gì đâu.
          Đắc lợi thế nên dạo này nhiều ông nhà văn in sách xong cứ mong chờ... lệnh cấm! Có vị chờ mãi không thấy ai nói năng gì đâm nổi nóng ý kiến ý cò thắc mắc búa xua: Tại sao sách tôi viết như thế, như thế mà không cấm không thu hồi, trong khi cuốn của ông Hoàng Minh Tường có gì nghiêm trọng đâu mà lại “được” cấm?
          Cũng như cái thời “cấm nghe đài địch” cực kỳ ấu trĩ. Nó chẳng những không thể cấm được mà ngược lại càng tạo sự tò mò, kích thích người ta tìm nghe xem nó nói cái gì trong đó đến mức phải cấm? Và kỳ thật dân chúng thì chẳng mấy quan tâm đến “địch ta”, người nghe “đài địch” nhiều nhất chủ yếu lại là các vị đảng viên chức quyền.
          Rồi như chuyện Chí Phèo chửi. Cả làng Vũ Đại ai lại không biết. Nhưng riết thành quen, miệng hắn chửi thì tai hắn nghe, chẳng ai hơi đâu mà để ý. Bỗng một hôm lão Bá nổi xung đùng đùng ban lệnh cấm. Lão cấm cả cái làng Vũ Đại từ nay không đứa nào được nghe thằng Chí chửi nữa. Thế là từ chỗ kệ mặc nó, cả làng Vũ Đại già trẻ lớn bé nháo nhào bỏ hết đồng áng suốt ngày len lén vểnh tai xem thằng Chí bữa nay hắn chửi cái gì khiến cụ Bá phải nổi giận. Chí Phèo thấy vậy được nước càng chửi hung tợn. Hết chửi cụ Bá, hắn lăn ra giữa làng, ngửa mặt lên trời chửi cả thiên lôi, chửi cả cha đứa nào sinh ra trời, sinh ra thiên lôi, sinh ra cụ Bá và sinh ra cả hắn nữa. Thật chẳng dại nào giống dại nào. Cụ càng cấm hắn càng chửi cụ hung tợn hơn. Càng cấm, thiên hạ càng tò mò nghe hắn chửi nhiều hơn. Càng cấm, hắn càng phấn khích chửi rát hơn, lôi ra chửi hết cả những điều cấm kỵ xưa nay chưa bao giờ chửi.
          Thuật cai quản vì thế nhiều khi dụng phép cấm không phải, thành ra như cái tát ngược lại mình. Ví như các góc phố, hễ nơi nào gắn biển “cấm đái” là y như rằng nơi đó bị đái nhiều nhất, đái đến mục tường.
          Phép cấm, vì thế thường thể hiện sự bất lực hơn là thế mạnh. Sự bất lực nhiều khi thành dại dốt như cái lão Bá Kiến làng Vũ Đại, hoặc như cái kiểu tư duy... “cam dai bay” (cấm đái bậy) vậy. 
Truongduynhat.vn

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Người giàu tiêu tiền

Mộ bạc tỷ của bà bán bún. Ảnh: VNN
Mỗi lần tôi về quê, bà mẹ già lại nói, con hãy bỏ tiền đóng góp xây nhà thờ họ đại tôn, nhà thờ chi và xây thêm cái khác cho gia đình. Khi bố mẹ mất đi, con cháu có chỗ quay về thờ cúng, gặp gỡ, biết đâu là nguồn gốc. Khổ thân cụ, cứ tưởng tôi là đại gia.
Quê tôi nhiều người làm ăn phát đạt nên xây nhà thờ hoành tráng. Họ muốn làm rạng rỡ cho tổ tiên, tỏ lòng hiếu lễ, nhưng đôi lúc cũng muốn thiên hạ phải bái phục vì số tiền bỏ ra. Có nhà thờ giá hàng triệu đô la, cái mèng cũng hàng tỷ bạc.

Báo chí đưa tin, có vị quan chức cấp tỉnh chi khoản tiền khủng xây nhà thờ họ rộng tới 7.000 m2 giữa một vùng quê nghèo; một đại gia ở Hà Nội bỏ ra hàng trăm tỷ dựng nhà thờ người cha liệt sĩ tại quê nhà.
Chưa kể nhiều đại gia bỏ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để mua đất xây “biệt thự” cho tương lai và cả người thân đã khuất. Hai khu nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) và Vĩnh Hằng (Hà Tây) rộng hàng trăm hecta, được qui hoạch một cách cầu kỳ, là một ví dụ . Mới tuần trước, dân chúng lại rỉ tai nhau về ngôi mộ ba tỷ ở Tây Ninh của bà bán bún có tài sản ước tính cả ngàn tỷ đồng.
Trong khi đó ở phương Tây, người giầu lại làm khác. Cách đây hơn 100 năm, Alfred Nobel, nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là triệu phú người Thụy Điển, đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Hiệu ứng giải thưởng uy tín nhất hành tinh này khỏi phải bàn.
Thời nay, Bill Gates và Warren Buffett đóng góp từ thiện mấy chục tỷ đô la, giúp hàng chục triệu người thoát bệnh AIDS, bệnh ỉa chảy, mù mắt ở châu Phi.
The Castle – Smithsonian. Ảnh: Ngọc Dung
Cuối tuần rỗi rãi, tôi thường cho hai con nhỏ đi thăm các bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington DC (Hoa Kỳ). Thăm thú nơi đây, các cháu có thể học rất nhiều về tự nhiên, môi trường, khoa học, lịch sử và cả nghệ thuật mà không cần đọc sách hay xem bài vở ở trường một cách nhàm chán.
Người tài trợ đầu cho Viện là một nhà khoa học Anh quốc có tên là James Smithson (1765-1829). Cho dù chưa bao giờ đến nước Mỹ, nhưng ông lại tặng cho quốc gia này số tiền 104.960 đồng vàng, tương đương với 500.000 Mỹ kim (khoảng 10 triệu đô la thời giá hiện nay), một tài sản khổng lồ lúc đó.
Theo di chúc, tài sản sẽ được trao cho chính phủ Mỹ, nếu người cháu Hungerford không có người nối dõi. Ông Hungerford mất năm 1835 và không có người thừa kế, tài sản trên được giao lại cho Hoa Kỳ. Và Viện Smithsonian được thành lập.
Smithsonian thu thập và tàng trữ tranh ảnh, hiện vật quí hiếm của nước Mỹ. Hiện có khoảng 137 triệu sưu tập và trở thành điểm tới thăm, nghiên cứu và học thuật của hàng chục triệu người mỗi năm.
Bắt đầu là hơn một chục triệu đô la, bằng số tiền một đại gia Việt bỏ ra xây nhà thờ cho cha, sau gần 170 năm, người Mỹ đã biến thành tài sản Smithsonian vô giá.
Bệnh viện và trường đại học nổi tiếng khắp thế giới Johns Hopkins ở Maryland đến nay đã có 37 giải Nobel. Khu đại học và bệnh viện rộng lớn trên do nhà hảo tâm Johns Hopkins (1795 – 1873), một thương gia giầu có, đóng góp 10 triệu đô la, một khoản hiến tặng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ.
Johns Hopkins Hospital. Ảnh: HM
Thế hệ sau đã biến khoản tiền kia, có lẽ không nhiều hơn tài sản của bà bán bún Việt Nam mà con cháu hiện đang tranh cãi, thành hệ thống các trường đại học và bệnh viện mang tên Johns Hopkins có mặt ở nhiều nơi, và giá trị khó mà tính bằng tỷ đô la.
Người giầu ở nhiều nước trên thế giới thường hiến tặng tiền của cho tương lai, nên tài sản của họ thường tăng gấp bội ngay cả khi từ giã cõi đời mà chính họ không thể ngờ tới.
Tiền hảo tâm cho giáo dục, y tế, bảo tàng, viện trợ nhân đạo như chống AIDS, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, giúp xóa đói giảm nghèo, hay cả nạn nhân chiến tranh, đã làm tên tuổi của họ sống mãi.
Thử hỏi một vài thập kỷ nữa, liệu có ai còn nhớ nhà thờ hàng chục triệu đô của một đại gia Hà Nội hay ngôi mộ giá vài tỷ đồng của bà bún Nam Bộ. Nhưng nếu họ làm theo như cách James Smithson hay Johns Hopkins thì sự thể sẽ khác.
Làm ra tiền đã khó, tiêu thế nào cho có văn hóa và đóng góp hảo tâm, gây hiệu ứng xã hội một cách tốt đẹp cho tương lai còn khó hơn nhiều.
Hiệu Minh Blog

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

THÂU TÓM NGÂN HÀNG, THÂU TÓM ĐẤT ĐAI

1.  Hơn bốn mươi giờ sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, người kinh doanh ngân hàng bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liền lên tiếng trong phiên họp của Ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, đòi hỏi cơ quan công an nhanh chóng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.
Một đòi hỏi, một chỉ đạo đúng đắn và đúng lúc. Nhưng thâu tóm ngân hàng gây rối loạn cả hệ thống ngân hàng chỉ vừa xảy ra gần đây và tội phạm này có tính cá biệt cao, rất ít người có thể phạm tội nên dễ bị phát hiện sớm và đấu tranh loại bỏ không phức tạp, không khó, không dây dưa kéo dài.
Những dự án hoành tráng được những nhóm lợi ích vẽ ra để thu hồi đất sống ổn định của người dân, thực chất những dự án đó chỉ nhằm thâu tóm đất đai để kinh doanh kiếm lời còn tệ hại gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng.
 2. Thâu tóm đất đai đã tạo ra dòng người dân oan khiếu kiện đất đai kéo dài vô tận trên cả nước và kéo dài vô tận trong thời gian, đã làm hư hỏng nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước. Thâu tóm đất đai, một người đơn độc không thể làm được mà phải là cả một hê thống quyền lực nhà nước. Thâu tóm đất đai đã làm cho cả một hệ thống quyền lực nhà nước đối lập với dân, làm tha hóa bộ máy nhà nước, gây mất ổn định xã hội, thủ tiêu thế mạnh của những vùng đất đặc thù, làm mất mát, hao hụt, hoang phí rất lớn đất vàng, đất bạc của nông nghiệp, đẩy nhiều gia đình nông dân vào cảnh khốn cùng, không còn đường sống.
Thâu tóm đất đai đã tàn phá cả cơ cấu, nền tảng xã hội, phá nát cả qui hoạch tổng thể, hợp lí của đất nước, gây nguy hại lớn lao và lâu dài gấp nhiều lần thâu tóm ngân hàng lại chưa được coi là tội phạm nên thâu tóm đất đai đã ngang nhiên diễn ra từ hàng chục năm nay và đang diễn ra quyết liệt, rộng khắp trên cả nước.
Thu hồi đất nông trường Sông Hậu, chiếm đoạt đất sống ấm no, ổn định của hàng nghìn nông dân nông trường viên, tội phạm hóa người có công biến mảnh đất phèn hoang hóa nghèo đói thành đất sống tươi tốt, ấm no, xanh cây, ngọt trái. Việc thu hồi đất ngang trái ở  nông trường Sông Hậu đã đẩy người Anh hùng mở đất trở thành tội phạm, thành dân oan. Việc thu hồi đất bất chấp kỉ cương và đạo lí đó thực chất cũng chỉ là thâu tóm đất đai, kinh doanh kiếm lời từ đất của một nhóm lợi ích.
Thâu tóm đất đai làm cho sân bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng để đón những chuyến bay quốc tế có nhu cầu quá cảnh đang ngày càng nhiều. Mất đi một nguồn thu lớn ngoại tệ. Sân bay Tân Sơn Nhất còn hàng trăm hecta đất trống nhưng không thể mở rộng đường băng, bãi đỗ máy bay vì đất trống sát sân bay đã bị nhóm lợi ích đầy quyền lực chiếm giữ để họ kinh doanh sân golf và biệt thự.
Việc cưỡng chế đất đai phi pháp ở Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế bằng máu, đưa công an, quân đội, đưa súng lớn, súng nhỏ ra đối đầu với một gia đình nông dân hiền lành chỉ chí thú lấn biển mở đất nuôi chí làm ăn vì dân giầu, nước mạnh. Thu hồi phi pháp mảnh đất lấn biển bằng mồ hôi và máu của gia đình người nông dân lam lũ Đoàn Văn Vươn thực chất cũng chỉ là thâu tóm đất đai của một nhóm lợi ích của chính quyền địa phương Hải Phòng.
Để có đất xây cất khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, kinh doanh căn hộ cao cấp kiếm lời lớn, để thâu tóm được 500 ha đất phù sa màu mỡ bậc nhất của đồng bằng Bắc Bộ do con sông Hồng bồi lắng từ hàng triệu triệu năm mới tạo nên, để chiếm được mảnh đất sống từ ngàn đời nay của những gia đình nông dân ở Văn Giang, Hưng Yên, nhà đầu tư đã liên kết với cả một hệ thống quyền lực mạnh từ trung ương tới địa phương và cả hệ thống quyền lực mạnh đó đã ngang nhiên vi phạm hàng loạt điều luật của luật pháp hiện hành để thâu tóm đất đai cho những nhà đầu tư nhiều tiền, nhiều tham vọng làm giầu bằng chiếm đoạt cơ nghiệp, chiếm đoạt nguồn sống của người nông dân, làm giầu trên sự khốn cùng của người nông dân.
Nghe ông Thứ trưởng của bộ quản lý đất đai đối thoại với những người nông dân Văn Giang mất đất càng thấy rõ cơ quan quản lí đất đai đã đứng hẳn về phía nhà đầu tư khát đất, dùng quyền lực nhà nước thâu tóm đất sống của người nông dân cho nhà đầu tư kinh doanh nhà, đất. Quyền lực đó đã biến mối quan hệ mua bán bình đẳng giữa nhà đầu tư cần mua đất và người nông dân có đất thành mối quan hệ mệnh lệnh hành chính bất bình đẳng giữa cơ quan quản lí nhà nước và người dân chịu sự quản lí. Quyền lực đó đã ngụy trang cho việc kinh doanh bất động sản đơn thuần được mang một danh nghĩa mĩ miều: Dự án này là dự án đổi đất lấy hạ tầng, là lợi ích công cộng, ở góc độ nào đó cũng là lợi ích quốc gia!
 3.  Luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất hương hỏa cha ông để lại, đã biến “tấc đất tấc vàng” của đau con xót của người nông dân thành đất chùa, thành “sở hữu toàn dân”! Luật đất đai lại giao đất chùa đó cho “nhà nước thống nhất quản lí”! Và quan chức nhà nước được quyền quản lí đất đai đã hối hả và quyết liệt thâu tóm đất sống của người nông dân cho những dự án kinh doanh thu lãi khẳm của nhà đầu tư, lạnh lùng bỏ mặc sự khốn cùng của người nông dân.
Thâu tóm đất đai cho những dự án của những ông chủ, bà chủ kinh doanh nhà đất là cách làm giầu nhanh nhất, dễ nhất, là sự tham nhũng nhanh nhất, dễ nhất, và cũng là sự tha hóa nhanh nhất, dễ nhất của quyền lực.
Khi luật đất đai vẫn còn có điều luật “Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí” thì tội phạm thâu tóm đất đai vẫn chưa bị vạch mặt chỉ tên, thì sự tham nhũng dễ nhất, nhanh nhất bằng đất đai còn diễn ra rộng khắp, thì quyền lực còn bị tha hóa dễ nhất, nhanh nhất bởi đất đai. Và quyền lực đó sẽ ngày càng đối lập với dân tất yếu dẫn đến bùng nổ, dân phải nổi can qua!
Đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Vụ Bản, Nam Định, ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Sông Hậu, Cần Thơ đang nóng bỏng dưới chân. Với hiện thực đang diễn ra, quyền lực đang ráo riết thâu tóm đất ở khắp nơi, cả dải đất Việt Nam yêu thương, nơi nào đất cũng đang nóng bỏng dưới chân.
PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật

- Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghim t v Dương Chí Dũng, vic bt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sc bí mt. Ngay c bên Vin Kim sát ti cao cũng ch có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người –  trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng quan trọng hơn, trong con mắt của “bên Đảng”, ông là người của Thủ tướng.

Bầu Kiên - 'ông trùm' các ngân hàng Việt Nam

Nhịp cầu đầu tư - Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.

Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF

Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.

Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.

Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.
Bầu Kiên - tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm 2011

Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.

VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy

Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.

Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.

Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc

Vietnamnet - Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.

Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.

Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt

VnExpress - Chiều tối 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. Cảnh sát cũng đã làm việc với Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải.

Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. "Dù là ai, vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử nghiêm", nguồn tin nói.
Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ đã diễn ra tối 20/8. Công an đã thu giữ một số tài liệu, USB phục vụ quá trình điều tra. Tổ trưởng tổ dân phố nơi ông Kiên cư trú cho biết, việc khám xét diễn ra từ 19h đến 20h. Ông Kiên về sống tại đây được vài năm, ít quan hệ với hàng xóm, chỉ có người mẹ hay đi họp tổ dân phố.
Sáng 21/8, căn biệt thự 3 tầng bề thế, rộng 500 m2 nhìn ra hồ Tây đóng kín cửa. Bên ngoài cánh cổng sắt cao hơn 3 mét có người mặc đồng phục bảo vệ canh gác, ngăn cản người tới gần.
Biệt thự của ông Kiên tại khu vực hồ Tây. Ảnh: Hà Anh
Sáng 21/8, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho biết, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc liên quan đến vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Theo ông Toại, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Á Châu bởi "ông Kiên hiện không còn vai trò gì trong ngân hàng mà chỉ là cổ đông nhỏ".
Ngay sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, sáng nay, trên sàn chứng khoán, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng đã lao dốc.
Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: An Nhơn
Ông Nguyễn Đức Kiên được cho là "cổ đông chính" của nhiều ngân hàng. Ảnh: An Nhơn.
Ông Kiên (sinh năm 1964) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary. Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.
Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông được cho là “cổ đông chính” của nhiều ngân hàng lớn.
Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, và thường được gọi là "bầu Kiên".

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Quân cảng Cam Ranh: Điều chưa được biết!

Ít người nhớ rằng, cách đây tròn 10 năm, ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.
1. Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân “phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Nga tại Cảng Cam Ranh (năm 1982)
Một thông tin thú vị trong không khí biến động thời cuộc không ngừng của Biển Đông. Cam Ranh đã âm thầm phát triển, trở thành một tổ hợp hải quân và không quân hùng mạnh, với các trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đánh trả mọi đe dọa chiến tranh với Việt Nam, như lời Trung tướng, Viện sĩ A.V Phêđôrôvích nhận xét. Lời Trung tướng A.V Phêđôrôvích hoàn toàn có cơ sở, bởi ông là một trong số những người Xôviết có mặt ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước và ông không xa lạ gì với căn cứ này.
Giới chuyên gia quân sự đã thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa – chiến lược toàn cầu, cho dù họ có đứng ở các chân trời quan điểm nào đi chăng nữa. Năm 1888, Hải hạm của Nga mang tên “Tráng sĩ” trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh, sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng của các nước lớn thay nhau đồn trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây. Trong cuộc chiến Nga – Nhật 1905, hơn 100 chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Hải quân Nga Hoàng đã từng tập trung tại Cam Ranh.
Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).
Ngày 18/10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp DArgenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài. Trong bữa tiệc trên chiến hạm Suffren, khi DArgenlieu bóng gió nói: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài thật đang bị đóng trong cái khung”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và trả lời: “Nhưng mà ngài Đô đốc biết đấy, chính bức tranh làm nên giá trị cái khung”. DArgenlieu lại nói: “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ” như quân đội Pháp đã quý mến tặng Napoleon cái tên “Người đội trưởng nhỏ!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại: “Phải, người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”.
Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.
Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Năm 1972, người Mỹ trao lại căn cứ này cho quân đội Sài Gòn và 3 năm sau quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.
Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh 1982
2. Chuẩn đô đốc E.I Prokôpievich, người cuối cùng lên cầu tàu thủy Xakhalin-9 rời Việt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh – Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý Liên Xôviết bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã vươn ra biển lớn, bắt đầu tiến hành trực ban chiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hải quân được triển khai trên các đại dương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung. Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trên biển yêu cầu phải có mạng lưới hậu cần kỹ thuật hải quân rộng khắp. Vì không có căn cứ quân sự ở nước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ các nước có quan hệ thân thiện, đương nhiên Cam Ranh là một điểm sáng tô son. Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.
Ngày 2/5/1979, Chính phủ LB CHXHCN Xôviết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô – trong 25 năm. Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980 đã thành lập Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350.
Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.
Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa Hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.
Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc X. Gorskốp tới Cam Ranh và ông đã dành hẳn một ngày để quan sát vịnh biển này, giống y như cách Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tới để ngắm nhìn địa thế “sông núi nước Nam” 10 năm về trước. Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng 4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc.
Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông trong tình hình chiến sự lúc đó của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.
3. Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại Cam Ranh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hải đội tàu hỗn hợp 119. Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoàn MiC25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.
Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía ViệtNam, Chính phủ Xôviết đã quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn, bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời. N.M Zariphôvich – Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1987-1989 đã kể lại trong cuốn “Liên Xô – một từ không bao giờ quên” (Nguyễn Đình Long dịch) rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng, Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Mátxcơva hay Vlađivôxtốc theo hành trình Mátxcơva – Tasken – Karachi (đôi khi là Bombay) – Kancútta – Hà Nội – Cam Ranh.
Dựng tượng lên bệ ngày 12/11/2009
4. Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng cụm đài rađar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô do E.X Bôprênhép làm Tổng giám đốc đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng.
Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng 12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.
Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô – Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có chỉ huy sở đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi – giặt là, CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng); Vùng bến nhỏ; Bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo…
Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía ViệtNam57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.
Những người Nga đã sống và làm việc như thế tại Cam Ranh. U.X Ivanôvích, Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm 1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuận thì mỗi tháng chỉ cho phép 4 chuyến xe đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế, chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn đối với số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật. Những người lính Nga đã ra đi, nhưng những hình ảnh của họ còn đọng lại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Năm 2007, Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã quyết định xây dựng tượng đài những người lính Nga ở Cam Ranh và đó là tượng đài của tình hữu nghị Việt – Nga.
(Petrotimes)

Video clip công an đánh phụ nữ dã man trong vụ cưỡng chế Văn Giang

Một đoạn video vừa được đăng tải trên YouTube cho thấy lực lượng cưỡng chế gồm cả công an mặc sắc phục đã uy hiếp và đánh một người phụ nữ đầu đội mũ bảo hiểm.
Một công an trên clip video này còn co chân đá vào người phụ nữ đã bị người khác giữ tay.
Video nói trên hiện đang được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
Người phụ nữ bị đánh được nêu danh là bà Ngô Thị Ánh, dân xã Xuân Quan, thuộc huyện Văn Giang. Hôm 24/4, khi lực lượng cưỡng chế đang hoạt động, bà Ánh đứng ngay tại hiện trường, được nói là "khu vực nhà văn hóa xã Xuân Quan".
Trước đây cũng đã có nhiều đoạn video được tung lên mạng internet cho thấy cảnh bạo lực trong vụ cưỡng chế gây xôn xao dư luận hôm 24/4.
Trong đó có clip một người đàn ông mặc đồ trắng, đầu đội mũ bảo hiểm, bị đánh rất dã man. Người này về sau được xác định là ông Hán Phi Long, thuộc phòng Phóng viên Thời sự-Chính trị-Kinh tế (thuộc Trung tâm tin của Đài Tiếng nói Việt Nam), khi đó đang tác nghiệp cùng ông Nguyễn Ngọc Năm, trưởng phòng.
Bản thân ông Năm cũng bị đánh.
Ngày 2/5, trong hội nghị về việc giải quyết khiếu kiện và tiếp dân do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, nói rằng đã có video clip giả trong vụ Văn Giang dùng để 'bôi nhọ' chính quyền.
Ông nói: "Có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền".

Xin thông cảm

Tuy nhiên sau đó hai nhà báo đã lên tiếng khẳng định mình bị đánh, dẫn tới việc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu xác minh xử lý.
Sau khi có phản ứng chính thức từ cơ quan chủ quản của hai nhà báo, dường như công luận có cơ hội viết nhiều hơn về vụ cưỡng chế Văn Giang, tuy cũng chỉ tập trung vào vụ hành hung phóng viên đang làm nghiệp vụ.
Thiếu tướng Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên, đã đến trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam để làm việc. Ông Ngạn nói việc xảy ra bạo lực là 'nằm ngoài ý muốn' xin các nhà báo "thông cảm".
Ngày 10/5, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên lại cho hay rằng đã xác định được người đánh phóng viên là dân phòng và hứa cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên sẽ có buổi làm việc cụ thể với hai phóng viên bị hành hung và nhóm lực lượng làm nhiệm vụ tại buổi cưỡng chế để làm rõ sự việc.
Mới nhất, Chủ tịch Trung ương Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh đã có công văn gửi Bộ Công an; Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc hai phóng viên bị hành hung.
Công văn viết:"Hội Luật gia Việt Nam xét thấy đây là vụ việc có tính chất pháp lý cần phải làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật".
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng là hội viên Hội Luật gia Việt Nam.
BBC

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Tàu lớn nhất của cảnh sát biển sắp hạ thủy

Tàu hiện đại, lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển đang được hoàn thiện tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng). Dự kiến cuối năm nay, tàu sẽ hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Được đóng tại nhà máy Z189 (Bộ Quốc phòng), tàu lớn nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đây là loại tàu tìm kiếm cứu nạn đa năng, với đội thuyền viên 70 người.
Con tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn, hoạt động trong mọi điều kiện sóng gió với thời gian 60 ngày đêm liên tục. Tốc độ tối đa 21 hải lý mỗi giờ. Dự kiến, sau khi hạ thủy vào tháng 7 tới, đến cuối năm, tàu sẽ được bàn giao. Tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, phía sau có sân đỗ trực thăng. Loại máy bay được chọn để đi cùng con tàu là Casa-212 - máy bay tuần thám chuyên dụng hiện đại.
Con tàu sẽ mang tên tàu Cảnh sát biển 8001.
Một trong những phần vất vả nhất khi thi công là đi đường dây điện cho toàn bộ con tàu. Tổng chiều dài dây điện của tàu 8001 là khoảng 110 km.
Các khoang rất rộng rãi với tường cách âm, cách nhiệt.
Khu vực khoang điều khiển.
Trung trướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cảnh sát biển (ngoài cùng bên phải) đi kiểm tra tiến độ.
Các công nhân đang hoàn thiện những công đoạn cuối.
Tiếp quản con tàu vào cuối năm, lực lượng Cảnh sát biển sẽ có thêm điều kiện quản lý, bảo vệ và thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Nguyễn Hưng

Cần thay đổi tư duy về đất đai

Công an tràn vào truy bắ̃t và vây đánh dân làng tại xã Xuân Quan
Đã xảy ra không ít đụng độ giữa chính quyền và dân vì việc thu hồi đất
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, đất đai được sở hữu một cách tự nhiên mang tính bản năng, và bởi những con người cụ thể.
Quyền sở hữu một vùng đất được hình thành và ghi nhận thông qua quá trình sống và lao động của con người. Khi con người ta sống ở một vùng đất nào đó, đổ mồ hôi, tranh giành với thú hoang và cỏ dại quyền sở hữu vùng đất đó. Thế rồi, vùng đất có được nhờ mồ hôi và công sức đó được truyền lại, đời này qua đời khác. Dựa trên vùng đất tổ tiên để lại con người ta trồng trọt chăn nuôi, kiếm sống cho bản thân và gia đình. Từ đó hình thành quyền sở hữu đất đai của con người.
Gốc rễ của quyền sở hữu này không tự nhiên mà có, không phải do ai ban phát mà tự nó được khẳng định bằng mồ hôi công sức của người dân, một điều hiển nhiên của công lý, ai cũng phải thừa nhận.
Quyền sở hữu đất đai bị thay đổi
Trải qua biến thiên của lịch sử, rất nhiều vùng đất đã bị tước đoạt bằng bạo lực, bị thay chủ sở hữu sau những cuộc binh đao khói lửa chiến tranh. Điều bất công này xảy ra trong xã hội loài người đã hàng ngàn năm, và nó gây nên điều lầm tưởng cho kẻ có cường quyền bạo lực rằng: Họ xứng đáng là chủ của vùng đất mà họ cướp được bằng bạo lực.
Điều tệ hại này xảy ra khắp nơi trên trái đất này, và từ hàng ngàn năm nay, từ thủa hồng hoang ăn lông ở lỗ, cho tới thời hiện đại văn minh này. Và dường như con người ngày nay không muốn và cũng không thể sửa chữa nó nữa?
Con người văn minh muốn ngưng lại quá trình cướp bóc bất công đó, trả về cho đất đai người chủ đích thực của nó.
Để được sống yên thân, được bảo vệ trước cường quyền của các tộc người khác, con người ta buộc phải cố kết lại, suy tôn một cá nhân mạnh mẽ nhất lên làm thủ lĩnh và chấp nhận phó mặc cho thủ lĩnh quyền định đoạt về đất đai sở hữu của mình. Các vị vua sinh ra từ đó, thời gian trôi, và mặc nhiên dân chúng trong nước chấp nhận, vị vua này có quyền sở hữu toàn bộ đất đai của quốc gia, trong đó có cả những thửa ruộng mà cha ông tổ tiên họ bao đời đổ mồ hôi mới làm nên sự màu mỡ của đất.
Người dân sống nhờ vào sự che trở, răn dạy, và đồng thời cai trị của vua chúa, họ mặc nhiên chấp nhận điều đó (thực ra họ không có sự lựa chọn nào khác): đất đai lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của vua. Nhiều khi người dân còn bị ở trạng thái mơ hồ về quyền sử dụng đất đai do cha ông mình khai phá để lại .
Trong chế độ phong kiến, vua có quyền nói rằng mảnh đất này là của ai, và người dân có bổn phận phải chấp hành lời phán truyền đó của vua.
Tâm lý “kẻ cướp”
Để quy tụ sức mạnh của nhân dân, trong đó lực lượng nông dân đông đảo là chính, vào việc chống lại thực dân Pháp để giành độc lập, người Cộng sản đã khôn khéo tuyên truyền để người dân tin rằng: Đánh đuổi thực dân đế quốc, thì người dân sẽ được rất nhiều thứ tốt đẹp trong đó có vấn đề được làm chủ đồng ruộng của mình.
Chính phủ Việt Nam cho hay số vụ khiếu kiện chủ yếu liên quan đất đai
Sau này, những người Cộng sản đã đánh tráo khái niệm sở hữu, và làm cho người dân tin rằng mình đã được làm chủ ruộng đồng thông qua hợp tác xã. Thật ra là nhà nước đã thâu tóm toàn bộ đất đai vào tay mình, người dân thực chất vẫn là kẻ làm thuê chứ không phải là chủ thực sự của đất đai mà cha ông họ truyền lại.
Với quyền lực trong tay, nhà nước đã làm ra các đạo luật về đất đai. Theo đó người dân được nhà nước ban ơn, cho người dân mượn tạm thời đất đai để sử dụng. Khi cần nhà nước lấy lại bất kỳ lúc nào bằng những quyết định thu hồi, mà người dân phải có nghĩa vụ chấp hành.
Cách hành xử như vậy về bản chất, giống hệt vua chúa phong kiến thời xưa. Chúng ta những người Cộng sản, thường tự hào nói rằng: Chúng ta đánh đổ thực dân phong kiến để xây dựng nhà nước công nông của dân, do dân, và vì dân. Vậy mà chúng ta lại hành xử về đất đai y như vua chúa phong kiến thời xưa.
Quyền sở hữu đất đai rõ ràng là phải thuộc về những con người cụ thể - những con người bỏ công sức khai khẩn tranh chấp với thú hoang và cỏ dại.
Ấy vậy mà nhà nước lại sử sự theo lối vua chúa ngày xưa, nắm quyền lực trong tay và phán rằng đất đai là cuả nhà nước, núp dưới mỹ từ mang màu sắc lừa bịp: sở hữu toàn dân. chính vì thủ đoạn như vậy nên mới sinh ra khái niệm thu hồi – một khái niệm hết sức sai trái.
Trong thực tế cuộc sống nhà nước tưởng rằng mình có công trong việc tạo nên tài nguyên đất đai, kể cả trong việc giành lại đất đai từ tay phong kiến thực dân hay mở rộng giang sơn bờ cõi, nhưng thực ra đều là do sức dân làm nên tất cả.
"Nhà nước đã làm ra những bộ luật về đất đai, mà ở đó quyền sở hữu của người dân bị tước đoạt hoàn toàn, và theo đó người dân luôn ở thế chông chênh bất ổn, do vậy mà ruộng đồng không thể tìm ra được cách sinh lời tốt nhất cho con người. Người dân trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu trên mảnh đất do chính mồ hôi công sức của mình khai khẩn hay của cha ông để lại, hoặc mua lại của người khác."
Vậy mà với tâm lý kẻ cướp, nhà nước đã dùng quyền lực, sức mạnh của mình để tước đoạt quyền sở hữu của người dân một cách tinh vi nhất.
Nhà nước đã làm ra những bộ luật về đất đai, mà ở đó quyền sở hữu của người dân bị tước đoạt hoàn toàn, và theo đó người dân luôn ở thế chông chênh bất ổn, do vậy mà ruộng đồng không thể tìm ra được cách sinh lời tốt nhất cho con người. Người dân trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu trên mảnh đất do chính mồ hôi công sức của mình khai khẩn hay của cha ông để lại, hoặc mua lại của người khác.
Vì vậy chúng ta cần khẳng định: đất đai là của người dân, người dân không mượn của nhà nước nên nhà nước không có quyền thu hồi!
Trong khái niệm đến bù thì rõ ràng là khi nhà nước muốn lấy đất của dân, hay nói cách khác là xâm hại đến lợi ích của dân thì đương nhiên phải đền bù. đền bù như thế nào? Rõ ràng rằng sự đền bù phải được người dân chấp nhận một cách tự nguyện và thỏa đáng. Còn hiện nay, đền bù theo kiểu kẻ cướp thì thật sự là việc làm thiếu đạo đức.
Khái niệm giải phóng mặt bằng cũng là một khái niệm hết sức bậy bạ sai trái. Đất đai của người dân mà nhà nước lại dùng sức mạnh của mình xua đuổi người dân ra khỏi mảnh đất của họ rồi nói rằng giải phóng. Nguyên nhân của lối tư duy sai lầm này chính là vì nhà nước cho rằng đất đai là của nhà nước nên mới nhìn người dân như những kẻ chiếm hữu bất hợp pháp mà nhà nước cần xua đuổi để giải phóng.
Nhìn nhận và quản lý đất đai như thế nào?
Tong toàn bộ diện tích đất đai của tổ quốc, nhà nước với vai trò quản lý của mình chỉ cần và chỉ nên đưa ra những chính sách quy hoạch làm sao có lợi nhất cho việc xây dựng và phát triển của đất nước. Khi cần đất đai cho các dự án phát triển nào đó thì nhất thiết phải thương thảo với chủ đất là người dân. Nhà nước có quyền vận động nhưng không có quyền cưỡng bức người dân.
Trong công tác quản lý, nhà nước có trách nhiệm cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân (nên phân biệt rõ quyền sở hữu chứ không phải quyền sử dụng đât), bất kể thời điểm người dân hay cha ông họ khai khẩn sử dụng từ khi nào, hay mua một cách hợp pháp.
"Nhà nước hiện nay cần thay đổi toàn diện tư duy về đất đai, và không được chậm trễ thêm nữa. Chỉ có bằng cách thay đổi tư duy về đất đai thì mới mong chúng ta có được một bộ luật về đất đai mang hơi thở của cuộc sống. Và từ đó Bộ luật đất đai mới phục vụ tốt cho việc quản lý của nhà nước cũng như việc sử dụng đất đai của người dân."
Đối với những vùng đất chưa có người khai khẩn sở hữu, nhà nước chịu trách nhiệm đứng ra quản lý, và phải quy hoạch rõ công năng sử dụng của những vùng đất đó trong hiện tại cũng như tương lai. Đối với những vùng đất này, nhà nước thay mặt dân đứng ra quản lý, khai thác sao cho có lợi nhất cho quốc gia. Nếu người dân có nhu cầu mua một diện tích đất nào đó thì nhà nước phải bán và cấp cho người dân quyền sở hữu.
Nhà nước phải có những chính sách khuyến khích người dân khai khẩn những vùng đất hoang vu mà nhà nước không có đầu tư phát triển được, và ghi nhận quyền sở hữu của người dân sau khi họ khai khẩn.
Mọi hoạt động của xã hội liên quan đến đất đai đều phải được thông qua thương thảo tự nguyện của chủ sở hữu, thể hiện bằng hợp đồng mua bán hay cho tặng quyền sở hữu về đất đai
Chỉ bằng cách ghi nhận quyền sở hữu của người dân về đất đai, nhà nước mới thoát khỏi mớ bòng bong hỗn tạp hiện nay về quản lý và sử dụng đất đai một cách khôn ngoan.
Nhà nước cần dũng cảm nhìn thẳng vào hiện tình đất nước về đất đai hiện nay một cách có trách nhiệm nhất. Nhà nước cũng cần thẳng thắn nhìn ra những yếu kém và cả những sai lầm trong đường lối và chính sách về đất đai trong quá khứ cũng như hiện tại, kể cả những sai lầm về đường lối mang tính bao quát của ý thức hệ. Và phải nhìn nhận những sai lầm này một cách trung thực nhât, trên tinh thần cầu thị. Tất cả vì lợi ích của tương lai dân tộc Việt.
Nhà nước hiện nay cần thay đổi toàn diện tư duy về đất đai, và không được chậm trễ thêm nữa. Chỉ có bằng cách thay đổi tư duy về đất đai thì mới mong chúng ta có được một bộ luật về đất đai mang hơi thở của cuộc sống. Và từ đó Bộ luật đất đai mới phục vụ tốt cho việc quản lý của nhà nước cũng như việc sử dụng đất đai của người dân.
Ngô Ngọc Quang

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Video clip hai nhà báo Đài tiếng nói Việt Nam bị công an vô cớ hành hung dã man khi đưa tin vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang

Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) vừa gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên công văn đề nghị làm rõ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang.

Ngay trong ngày cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24/4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Dù phải nhận các đòn đánh tới tấp nhưng hai người đàn ông mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm không có động tác phản kháng.
Ảnh cắt từ clip.
Trưởng phòng thời sự và phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam xác nhận là người bị hành hung trong clip. Ảnh cắt từ clip.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) xác nhận với VnExpress.net, họ chính là hai người bị đánh trong clip nói trên.
Báo cáo trước Thủ tướng sáng 2/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đánh giá, cuộc cưỡng chế "đảm bảo an toàn, không ai bị thương". Ông này cũng cho rằng, "các phần tử chống đối trong và ngoài nước" đã "dàn dựng clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền", nhưng không nói cụ thể clip nào.
Ông Hào cũng cho rằng, vụ cưỡng chế Văn Giang "các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin tuyên truyền ít, phản ứng chậm", trong khi các mạng xã hội "phản ứng nhanh, đưa tin liên tục".
Trước đó, Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh đã yêu cầu các các nhà báo không được có mặt tại khu vực cưỡng chế để "bảo đảm tuyệt đối an toàn".
Cuộc cưỡng chế ngày 24/4, dưới sự chỉ đạo của cả Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và sự hỗ trợ của 1.000 người thuộc các lực lượng nhằm hoàn tất bàn giao 72 ha đợt 2 cho chủ đầu tư dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark).
Ông Năm cho biết, sáng 24/4, ông và ông Long được cơ quan cử đi Hưng Yên theo dõi, nắm tình hình vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang. Khi ông Long đang đứng ở nhà văn hóa sát cánh đồng bị cưỡng chế thì bị cảnh sát và gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt, đấm đá vào người. Ông Năm chạy lại hét lên nhiều lần: "Chúng tôi là nhà báo, không được đánh" thì cũng bị vặn tay và nhận hàng loạt đòn đánh từ những người mang sắc phục cảnh sát.
Theo ông Năm, ông đã bị công an còng tay, đưa về trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Văn Giang. Tại đây, ông bị lập biên bản thu giữ điện thoại, Thẻ nhà báo, Thẻ Đảng viên và Thẻ hội viên Hội luật gia Việt Nam. Chiều tối 24/4, ông Năm, ông Long đã về đến tòa soạn.
Ngay trong ngày, ông Năm đã gửi đơn đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên làm rõ ai là người đã ra lệnh, tham gia đánh hai nhà báo và phải có trách nhiệm bồi thường sức khỏe, danh dự.
Ngày 8/5, Đại diện Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) xác nhận, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long được đài cử đi Văn Giang (Hưng Yên) nắm thông tin về vụ cưỡng chế. Ngày 3/5, trung tâm tin đã có công văn gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị xác minh, làm rõ vụ hành hung 2 nhà báo, nhưng hiện chưa nhận được hồi âm.
Chiều 8/5, trao đổi với VnExpress.net, Chánh văn phòng Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Hiếu cho biết, đã nhận được công văn của Trung tâm tin - Đài tiếng nói Việt Nam nhưng từ chối trả lời thêm.
Mặc dù nói "chưa xem clip liên quan đến hai nhà báo VOV" nhưng Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết: "Nếu đúng là có chuyện phóng viên bị đánh và Đài tiếng nói Việt Nam gửi công văn thì UBND tỉnh chắc chắn phải xem xét".

Bộ trưởng Quốc phòng Trung, Mỹ bàn về Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm qua tới Mỹ trong chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai quân đội, đồng thời trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và người đồng cấp Leon Panetta trong cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc hôm qua. Ảnh: AFP
Ông Lương sẽ có những trao đổi với người đồng cấp chủ nhà Leon Panetta, với nội dung tập trung vào các chủ đề chính như việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, chương trình hạt nhân Triều Tiên, những đe dọa đối với an ninh mạng, cũng như quan điểm của Washington về Biển Đông, AFP đưa tin.
Vấn đề luật sư khiếm thị Trần Quang Thành sẽ không được nói tới trong cuộc gặp gỡ của hai bộ trưởng quốc phòng. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay vấn đề ông Trần liên quan tới các nhà ngoại giao Mỹ ở Bộ Ngoại giao nước này, chứ không phải Lầu Năm Góc.
Tháp tùng ông Lương trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc trong 9 năm qua là phái đoàn 24 người, bao gồm nhiều sĩ quan cấp cao. Bộ trưởng Lương được đội danh dự Mỹ chào đón khi tới Lầu Năm Góc, trong khi đội quân nhạc trong trang phục trắng đỏ của lính thủy đánh bộ Mỹ cử quốc thiều hai nước.
Trước chuyến thăm của ông Lương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần trước rằng ưu tiên của ông là cải thiện các mối quan hệ quân sự hai nước.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lần này diễn ra khi Nhà Trắng hôm 27/4 hứa sẽ xem xét nghiêm túc việc bán các máy bay chiến đấu mới cho Đài Loan. Thông tin về chuyến đi cũng được thông báo trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đang có mặt ở Bắc Kinh, để tham dự Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (SED) cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Chuyến đi của ông Lương cũng trùng với thời điểm Trung Quốc và Philippines có căng thẳng về tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông. Philippines là một đồng minh của Mỹ, với hiệp ước phòng thủ chung tồn tại từ lâu.
Trong một tuần lưu lại nước Mỹ, Bộ trưởng Lương sẽ có nhiều hoạt động khác nhau. Ông tới San Francisco (bang California) trước tiên, rồi sau đó đi thăm một căn cứ hải quân ở San Diego, nơi ông lần đầu tiên tham quan một tàu khu trục Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dự kiến sẽ tới thăm căn cứ lính thủy đánh bộ Camp Lejeune ở bang Bắc Carolina, căn cứ Fort Benning ở bang Nam Carolina và học viện quân sự West Point ở New York, trước khi về nước vào ngày 10/5.
Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị đóng băng hồi đầu năm 2010, sau khi Washington công bố hợp đồng bán vũ khí trị giá 6 tỷ USD với Đài Loan. Quan hệ chỉ được hâm nóng trở lại vào cuối năm 2010, trước khi cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm Bắc Kinh vào tháng 1/2011. Cũng trong năm ngoái, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và cựu Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen có những chuyến thăm qua lại giữa hai bờ Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Báo Người Cao tuổi: HUYỆN VĂN GIANG THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ TRÁI LUẬT




Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế.
.
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.

Xe gầu xúc đang hoạt động
Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào
.
Cảnh sát cơ động chặn ngõ
Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HÀ NỘI


An Giang: Chết sau 44 năm vẫn nguyên vẹn

- Qua đời cách nay 44 năm, thi thể một thanh niên 17 tuổi không hề được tẩm ướp bằng bất cứ một loại hóa chất nào, nhưng xác vẫn nguyên vẹn và không có hiện tượng phân hủy. Hiện nay thi thể này đang cùng người 'sống'…chung một mái nhà.
Cậu học trò và căn bệnh hiểm nghèo
Đi ven tỉnh lộ 954 theo hướng chợ Vàm về thị xã Tân Châu, chúng tôi đến ấp Phú Lộc, xã Phú Thạnh (H. Phú Tân, Thị xã Tân Châu – An Giang).
Ghé một quán nước ven đường, hỏi thăm về hiện tượng kỳ lạ này. Sau một ngụm trà, ông chủ quán cho biết, chuyện cũng đã lâu lắm rồi nhưng may mắn là ông đã sống và chứng kiến toàn bộ sự việc nên nhắc đến là ông có thể kể được vanh vách...
Năm ấy là năm Mậu Thân 1968. Gia đình ông Đinh Đại Bửu - chủ nhân của ngôi nhà cổ 3 gian như đứng ngồi không yên. Nhiều tháng qua, đứa con trai của ông, anh Đinh Công Hạo, một học sinh xuất sắc nhất trong vùng vừa tròn 17 tuổi bất ngờ bệnh trở nặng.
Di ảnh ông Đinh Công Hạo
  Anh Hạo bệnh trước đó 7 năm. Bắt đầu bệnh, anh biếng ăn và ngủ càng ngày càng ít. Từ một đứa trẻ khỏe mạnh, anh Hạo ốm dần và sau nhiều năm anh có hiện tượng kiệt sức.
Trong 7 năm mang chứng bệnh khó hiểu đó, gia đình ông Bửu vốn là một phú nông trong vùng đã hết lòng chạy chữa. Từ đông y rồi đến tây y, không thầy thuốc nào tìm ra được căn bệnh.
Trong khi đó, thể trạng anh Hạo cứ xấu dần đi. Hầu như y học đã bó tay, ông Bửu đành phải tin vào tâm linh huyền bí. Ông đã lên núi Sam (Châu Đốc) cầu nguyện trời phật cho con ông chóng khỏi. Nhưng cho dù gia đình đã hết sức ngày 19 tháng chạp năm Mậu Thân, anh Hạo đã trút hơi thở cuối cùng.
Câu chuyện của ông chủ quán và chúng tôi bị ngắt quãng bởi một vài người khách bước vào. Ông đứng lên tiếp và phục vụ. Xong việc, ông quay lại ngồi với chúng tôi...
“Lâu lắm ở vùng này không ai nhắc đến chuyện ấy nữa. Hôm nay gặp anh, tôi xin kể lại để lỡ mai kia mốt không còn ai để nhắc nữa. Anh biết không, tôi lớn hơn anh Hạo vài tuổi nên tôi rất rành về anh ấy.
Anh là người có tư chất thông minh. Trong suốt những năm học tiểu học, ngoài chương trình học ở trường, ông Bửu còn dạy thêm cho anh cách làm thơ lục bát, song thất lục bát và đường luật.
Ông cũng truyền vào anh nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Kết quả, những sáng tác tuy còn mang đậm tính trẻ thơ nhưng qua những bài thơ tặng bạn tặng thầy, ai cũng phải thừa nhận đó là những bài thơ rất có hồn.
Sau những cố gắng không mệt mỏi của ông Bửu nhằm đem lại sự sống cho anh thất bại, anh Hạo mất. Gia đình tiếc thương lắm. Chọn một vị trí tốt nhất trong khu đất của gia đình để chôn anh”.
Chiếc quan tài ở chung với người sống
Anh Hạo mất được 4 ngày – ông chủ quán nói tiếp – gia đình còn đang trĩu nặng tiếc thương thì một ông lang già tìm đến. Không rõ ông lang này là người ở địa phương nào nhưng nhìn qua cốt cách của ông ẩn hiện một con người thoát tục.
Ông lang mặc bộ bà ba trắng đã ngã màu. Trên vai một tay nải ló ra bên trong vài quyển sách cũ kỹ. Cặp kính lão trên đôi mắt ông lúc nào cũng trễ xuống...

Ông lang và ông Bửu đàm đạo với nhau suốt buổi sáng. Ông hỏi cặn kẽ từ chi tiết nhỏ về căn bệnh của anh Hạo.

Và rồi ông lang quả quyết: “Tiếc thật hôm nay là ngày thứ 4, nếu tôi đến vào hôm qua thì có cơ may cứu sống. Tuy không còn sự sống nhưng xác anh Hạo vẫn chưa chết…”.

Câu nói khó hiểu của ông lang già làm nhiều người trong tộc họ Đinh thắc mắc.Ông còn khẳng định nếu không tin cứ quật mộ lên sẽ biết.

Ở vùng quê, mồ mả rất quan trọng trong khi vừa mở cửa mả bây giờ đào mộ lên ai có thể làm được chuyện đó ? Vậy mà ông Bửu vẫn đào lên vì quá thương cậu con trai, vừa muốn xác minh lời nói của ông lang già có đúng hay không, bất chấp lời can ngăn của thân tộc.
Chiếc quan tài trong ngôi nhà cổ
Mọi người tụ tập quanh ngôi mộ mới chôn. Ai nấy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và cả…tinh thần để đối phó với một xác chết trương sình hôi hám.
Thế nhưng kỳ lạ thay, khi chiếc quan tài được đưa lên mặt đất, nắp áo quan mở ra, thi thể anh Hạo vẫn còn nguyên vẹn mà không hề bị phân hủy. Anh nằm im như ngủ...
Những người thân trong gia đình nước mắt ràn rụa. Có người đưa tay vỗ vào má gọi: “Hạo ơi dậy đi đừng ngủ nữa !!”. Điều lạ lùng hơn khi mới chết, xác anh Hạo cứng đơ nhưng khi khai quật lên xác vẫn còn tươi. Tay chân mềm mại. Thế mới lạ…

Sau đó, ông Bửu quyết định đưa quan tài anh Hạo vào nhà yên nghỉ chung với những người còn sống cho đến ngày nay.

Trải qua 44 năm rồi đó, anh Hạo vẫn ngủ. Ai có thể tin được điều này khi xác anh Hạo vẫn còn nguyên lục phủ ngũ tạng, không một hóa chất nào tẩm ướp mà không hề bị phân hủy?

Câu chuyện giữa chúng tôi với ông chủ quán càng lúc càng say sưa. Ông còn muốn nói nhiều nữa nhưng khi tính hiếu kỳ thôi thúc, chúng tôi đành từ giã ông để vào ngôi nhà cổ nơi quan tài ông Đinh Công Hạo vẫn còn tồn tại sau 44 năm ở chung với người sống...

Ngôi nhà cổ đến nay tròn 120 năm ẩn mình dưới tán cây. Nếu không phải là dân địa phương đố ai biết bên trong ngôi nhà này đang có một cỗ quan tài với xác chết đã 44 năm chưa hề thối rữa...


Người tiếp chúng tôi trong căn nhà này là ông Đinh Hữu Trí. Ông đang mấp mé lục tuần. Ông là em ruột của ông Đinh Công Hạo là người nằm trong cỗ quan tài hàng chục năm nay...
Trước khi đi vào câu chuyện, chúng tôi đã xác minh lại những lời của ông chủ quán nước ven đường kể lại. Ông Trí thừa nhận tất cả đều đúng.
Ông nói thêm: “Năm anh Hạo mất tôi mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ rất rõ. Sau khi mang quan tài anh tôi về nhà, nhiều người hay tin bán tín bán nghi kéo đến xem rất đông. Chính quyền lúc bấy giờ cử một đoàn chuyên gia gồm 5 người trong đó có một bác sĩ người nước ngoài đến tìm hiểu. Tất cả đều xác nhận anh tôi đã chết, nhưng vì sao thi thể không phân hủy thì không một ai tìm được lời giải đáp.
Xác ông Hạo nhìn qua kính quan tài
Ông Trí kể tiếp: “3 tuần sau kể từ ngày khai quật, thi thể anh tôi vẫn mềm mại. Cha tôi nhỏ vào miệng anh mấy giọt cà phê, trôi tuột vào bụng. Một người khác thấy vậy nhỏ liên tiếp đến 3 lít nước nhưng không tràn ra ngoài một giọt.
Anh Hạo được cha tôi đóng cho một chiếc quan tài mới, lắp kính bên trên. Hàng ngày cha tôi ngồi bên xác con trai trò chuyện như lúc anh tôi còn sống. Ngày đêm ông đều cầu nguyện trời Phật ban cho phép mầu giúp con ông sống lại.
Đoàn chuyên gia hôm nọ trở lại. Cũng vẫn không có kết quả gì. Rồi năm tháng trôi dần, xác anh tôi ngày một teo tóp... Hiện nay, chúng tôi vẫn đốt nhang cho anh mỗi ngày. Qua lớp kính chúng tôi nhìn thấy anh cứ ngỡ như anh vẫn còn sống với gia đình với con cháu.
Năm 1994, ông Đinh Đại Bửu qua đời để lại căn nhà và cỗ quan tài cho ông Trí quản lý.
Ông cho biết: “Lúc lâm chung, cha tôi đã di ngôn không được lợi dụng xác chết của anh tôi để làm những việc mê tín dị đoan bởi trước đó, khi tin tức được loan truyền ra có nhiều nhóm đông người tìm đến với ý đồ quảng bá cho những trò huyền hoặc.
Bởi vậy, cỗ quan tài anh tôi yên nghỉ là một báu vật của gia đình. Trong suốt 44 năm nó không hôi thối, không ảnh hưởng môi trường môi sinh và luôn luôn là điều bí ẩn mà chưa một ai khám phá được”.
Cần giới nghiên cứu khoa học nhập cuộc
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đã có nhiều cơ quan truyền thông lên tiếng về hiện tượng trên. Song từ đó đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào nhằm giải thích được hiện tượng có một không hai này.
Theo lời ông Trí, trước năm 1975, một bác sĩ người Mỹ đã đặt vấn đề trả cho ông một số tiền rất lớn để đưa xác ông Hạo về nước thực hiện nghiên cứu, nhưng gia đình từ chối.
Ông Trí cạnh quan tài anh mình.

“Tiền thì ai cũng thích, nhưng xác anh tôi đối với dòng tộc là một tài sản vô giá. Tuy chết nhưng anh vẫn 'sống' với chúng tôi. Không thể vì tiền mà chúng tôi làm điều không đúng với đạo lý” - ông Trí xúc động nói.
Trước mắt chúng tôi là cỗ quan tài bên trong có xác ông Hạo. Chiếc áo quan đã cũ. Lớp kính theo thời gian cũng có mờ đi. Xác người chết bên trong không hề bốc mùi, không hề rỉ nước.
Và cũng ngần ấy thời gian, những người sống chung với xác chết trong ngôi nhà này không ai có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.
Xung quanh quan tài chưa bao giờ có kiến, gián, chuột hoặc bất cứ loại côn trùng nào muốn thâm nhập vào bên trong.
Như thế, xác chết mặc nhiên 'sống chung' với người sống hết năm này qua năm khác.
Theo một vị lãnh đạo của UBND xã Phú Thạnh, chính quyền biết chuyện này từ lâu nhưng qua nhiều năm không thấy xảy ra trường hợp ô nhiễm, hoặc xảy ra bệnh tật.
Gia đình ông Trí cũng không lợi dụng cái xác này để mưu cầu lợi ích gì và bà con chung quanh cũng không ai khiếu nại nên chính quyền tôn trọng nguyện vọng của gia đình.
UBND xã cũng có vận động chứ không bắt buộc, yêu cầu gia đình ông Trí an táng xác ông Hạo như tập tục truyền thống. Thế nhưng, ông Trí không đồng ý.
Một cái xác từ khi chết đến 44 năm không qua một xử lý hóa chất nào mà không hề bị phân hủy, cứ theo thời gian khô dần. Phải chăng đây là một hiện tượng hiếm, lạ mà giới nghiên cứu khoa học cần tìm hiểu để có một giải thích hợp lý.
Trần Chánh Nghĩa